Những Lầm Tưởng Kinh Điển Về Địu Em Bé

Địu em bé đã được dùng rất phổ biến ở các nước phát triển nhưng vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam.
Trong khi nhiều bố mẹ đã tin tưởng và thấy được lợi ích tuyệt vời của nó thì rất nhiều các bậc phụ huynh khác e ngại, nhất là các ông bà.
Những lầm tưởng lan truyền và sự cấm đoán từ các bậc lão thành có thể làm mẹ bỏ qua 1 món quà tuyệt vời dành cho bé ! Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải đính chính lại những sai lầm này nhé. Sau đây là những Myths kinh điển :

 

  1. Địu nhiều là 1 cách chiều chuộng sinh hư ?
    Không hề, địu nhiều thậm chí giúp bé ít quấy và khóc đêm hơn 50%. Khoảng thời gian “ám hơi” này thường diễn ra nhanh hơn bạn nghĩ và một trong những nhu cầu cần thiết nhất của bé là được ở gần bạn và đảm bảo an toàn. Việc ôm ấp sinh ra hư ( bằng cách yêu thương và ôm ấp chúng ? ) là một lầm tưởng kỳ lạ xuất hiện vào thế kỷ trước rồi… Chúng ta ngày nay đang làm rất tốt các mẹ ạ  .

  2. Trẻ sẽ ko tự học được tính độc lập ?
    Việc nuôi dạy con cái với sự gắn bó (bao gồm việc địu và bế) đã được chứng minh là có tác dụng ngược lại. Những em bé sẽ tự học cách trở nên độc lập ở thời điểm mà chúng cảm thấy thoải mái, 1 cách ổn định và ít áp lực hơn với khả năng đối phó tốt hơn với các tình huống mới.

  3. Trẻ phải ngủ trong cũi ( giường), những giấc ngủ ngắn ban ngày ( nap) trên địu sẽ tạo thói quen xấu như chỉ chịu ngủ trong địu và ko chịu ngủ ban đêm ?
    Sai, ko có nghiên cứu nào như vậy cả. Riêng liên quan đến giấc ngủ mình sẽ dịch cho các bạn 1 bài riêng nói cụ thể hơn.
    Nếu nap trong địu không phù hợp với điều kiện của bạn thì thử chuyển chúng sang cũi hoặc giường. Còn nếu con bạn chịu nap trong địu, nó cực kỳ tiện khi bạn đi chơi xa hoặc vừa làm việc nhà. Đó chỉ là một thói quen “xấu ” nếu bạn cứ nghĩ như vậy. Và đừng lo lắng - sẽ không lâu nữa và con bạn sẽ tự thích ngủ trên giường thôi.

  4. Địu rất nóng nực !
    Đồng ý là địu sẽ nóng hơn là khi không địu , nhất là vào mùa hè. Nhưng địu sẽ đỡ nặng hơn hẳn khi phải bế bé thường xuyên và di chuyển khi ra ngoài. Và có rất nhiều cách để hạn chế cái nóng này  , lại sẽ có 1 bài riêng nha các mom.

  5. Địu làm chân con vòng kiềng, gù lưng ?
    Khi bé còn nhỏ, những khớp vẫn đang phát triển, điều quan trọng là phải cẩn thận để đặt chúng theo cách tự nhiên đối với chúng. Các tình huống giữ chân trẻ ở tư thế duỗi thẳng như quấn chặt, nắn chân bé trong thời gian dài có thể gây tổn hại đến xương hông chưa phát triển. May mắn thay, khi con bạn ngồi trong địu, đó là một tư thế hoàn toàn tự nhiên cho háng của chúng.

  6. Bé không thích cái địu lần trước, có nghĩa là không thích được địu ?
    Chỉ vì 2 mẹ con đã có một trải nghiệm tồi tệ với 1 cái địu nào đó, không có nghĩa là con bạn không hợp tác đâu! Có một loạt các yếu tố dẫn đến kết quả tệ hại ấy, thậm chí nhiều mẹ còn chọn những loại ko thích hợp với bé thì làm sao bé ưng được. Rồi tư thế đeo chuẩn cũng rất quan trọng. Rất nhiều khách của mình đã ko hợp với địu trước đó, sau đó về với đội của mình là ngon lành ngay  .

  7. Địu kín thế bé bị ngột ngạt, khó thở ?
    Cứ theo T.I.C.K.S : nguyên tắc địu con an toàn mình đã viết nhé. Ko có gì phải lo lắng cả  .

  8. Địu nhiều là sẽ bị đau vai và lưng ?
    Với 1 số loại địu trợ lực hoặc địu ngồi kém chất lượng, rất có thể bạn sẽ bị đau vai và lưng. Nhưng với các loại có thiết kế đỉnh như Ergobaby, Lillebaby…đệm lưng, quai vai sẽ ở những chỗ thích hợp nhất để phân bố đều lực lên cơ thể của bạn. Nếu địu tốt rồi mà vẫn bị đau rất có thể bạn đeo chưa chuẩn. Hãy post ảnh lên đây, Group sẽ giúp bạn .

  9. Địu bắt nguồn từ Âu Mỹ ?
    Mặc dù nhiều hãng địu nổi tiếng nhất đều ở Châu Âu và Mỹ ( Babybjorn, Lillebaby, Ergobaby, Babytula…) từ hơn 20 năm trước nhưng thực sự nguồn gốc của chúng được ghi nhận từ các khu vực kém phát triển hơn nhiều như Châu Phi và Châu Á đến hàng thế kỷ rồi. Kể cả ở Vn, văn hóa địu đã xuất hiện từ rất sớm từ những vùng cao được duy trì đời này qua đời khác cho đến tận bây giờ. Địu vải dòng quấn ( woven wraps) chính là loại như này.

  10. Địu đeo khó, lằng nhằng.
    Xin hãy tin mình, không có địu còn khó khăn hơn nữa  .
    Trông vậy thôi nhưng chỉ cần xem kỹ clip hướng dẫn của mình hoặc trên Youtube là bạn có thể tự tập và thực hành nhiều lần sẽ thấy rất đơn giản. Trên dưới 1 phút là bạn có thể hoàn thành rồi.

  11. Nhưng con tôi chỉ thích quay mặt ra ngoài ?
    Rất nhiều bố mẹ khẳng định con mình chỉ thích quay trước ( cái này đồng ý 100%, rất nhiều khách mình đã nói thế) Do thói quen bế con quay ra đấy, thực ra bé chỉ đơn giản có nhu cầu là đổi cảnh thôi, nghiêng mặt bé qua 2 bên để bé có thể thấy xung quanh là được. Thông thường tư thế địu úp mặt hay sau lưng sẽ dễ chịu hơn cho cả 2 đấy, nhất là trong 1 khoảng thời gian dài. Bạn có biết rằng 1 số hãng địu đến tận bây giờ họ vẫn ko làm quay trước  ( Boba, Manduca, các loại địu vải nói chung)

  12. Bé biết đi rồi là không thích địu nữa ?
    Không, đa số các bé đều thích địu đến hơn 2,3 tuổi. Hãy sử dụng các loại thích hợp đến 15-20kg, bạn sẽ thấy bé thích thú như nào. Khi bé mới biết đi, chân chúng rất nhỏ và mau mỏi, còn dễ bị choàng ngợp bởi thế giới bên ngoài nữa, lúc này địu cực kỳ hữu dụng. Rồi cả đi xe máy, đi dạo chơi, bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoản đáng kể. Hãy bỏ qua những ai nói rằng con bạn đã quá lớn để ngồi trong địu.
    Tóm lại, địu em bé là rất tuyệt vời , an toàn và hữu ích. Bất cứ ai nói điều ngược lại với bạn, hãy đòi hỏi họ về 1 tài liệu, 1 bằng chứng rõ ràng nhé.